Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới,
nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, thể theo nguyện vọng của nhân
dân, ngày 08 tháng 5 năm 1989, Bộ Chính trị có Quyết định số 87 và Nghị quyết
của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII kỳ họp thứ 5 cho
phép tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên -
Huế. Ngày 01/7/1989, Quảng Trị được trở lại với tên gọi cũ của mình và Đông Hà
là thị xã tỉnh lỵ.
Tỉnh
Quảng Trị mới lập lại với bao khó khăn chồng chất, nguồn thu ngân sách trên địa
bàn chỉ đạt 53,32% tổng chi (9.155 triệu đồng/17.169 triệu đồng), GDP bình quân
đầu người chỉ có 317.600 đồng/năm. Hộ đói nghèo xấp xỉ 23%. Thiên tai, lũ lụt
thường xuyên xảy ra. Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh tế - xã hội nghèo nàn, thiếu
về số lượng, yếu kém về chất lượng. Nhiều vấn đề gay gắt đặt ra trên tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội.
Mạng
lưới giao thông vận tải đường bộ lúc mới lập lại tỉnh chỉ có 262km Quốc lộ,
trong đó: Quốc lộ 1: 75km, Quốc lộ 9: 84km, Quốc lộ 14: 60km, Quốc lộ 15: 43km;
130,5 km tỉnh lộ với 8 tuyến đường: đường tỉnh 7, 70, 75, 11, 71, 64, 68, 8;
358,4km đường huyện: Đông Hà 28,2km, thị xã Quảng Trị 6,24km, huyện Bến Hải
78km, huyện Hướng Hoá 171km và hệ thống đường liên thôn; vẫn còn 15 xã chưa có
đường ôtô đến trung tâm. Quốc lộ 15 còn 10km đang bị tắt nghẽn.
Mặt
đường nhựa mới có 265km, còn lại gần 486km mặt đường cấp phối và đất đã nhiều
năm chưa được đầu tư nâng cấp. Có 149 cầu/3.941m với 85 cầu/1.774m được xây
dựng bằng bê tông cốt thép, 64 cầu/2.167m là cầu bán vĩnh cửu với tải trọng
thấp; có 76 km đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Cảng sông Đông Hà với 200m cầu
cảng cho phép sản lượng hàng hoá thông qua 30.000 Tấn/năm, đội tàu ra vào cảng
150 – 250 tấn.
Phương
tiện vận tải hàng hoá có 847 ôtô các loại, 178 ôtô chở khách. Tàu vận tải ven
biển 400 tấn có 7 cái, dưới 400 tấn có 10 cái, chủ yếu là các tàu VS; 117
thuyền vận tải đường sông các loại. Khối lượng vận tải hàng hoá đạt
487.200T/47.619.000 T - Km; Khối lượng vận chuyển hành khách đạt 1.004.300
HK/28.347.500 HK-Km.
Cơ
sở vật chất kỹ thuật mạng lưới giao thông vận tải Quảng Trị còn quá thấp kém,
chưa thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, dân sinh,
góp phần giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn.
Việc
chia tỉnh cũng đã làm xáo trộn cuộc sống bình thường của CBCNV ngành Giao thông
vận tải. Hàng trăm CBCNV (chưa kể người trong gia đình) từ Huế chuyển ra Đông
Hà gặp không ít khó khăn, hẫng hụt về nơi ăn ở, học hành của con cái. Trụ sở
Văn phòng Sở chưa có phải tạm sử dụng cơ sở của Xí nghiệp GTVT Đông Hà làm nơi
làm việc.
Toàn
ngành có khoảng 1.600 lao động thì có đến 620 lao động không bố trí được việc
làm. Đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề rất mỏng.
Mặc
dù vậy, hoà chung vào không khí phấn khởi, khí thế của nhân dân Quảng Trị quyết
tâm xây dựng lại tỉnh nhà, CBCNV ngành GTVT phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn
kết, chủ động, sáng tạo, dũng cảm đã được thử thách trong 2 cuộc kháng chiến và
14 năm xây dựng sau hợp nhất Bình Trị Thiên; được sự chỉ đạo và quan tâm của
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ GTVT, cũng như sự giúp đỡ, phối hợp của các địa phương,
các ngành và nhân dân trong tỉnh, nhanh chóng ổn định cuộc sống, tiến hành ngay
nhiệm vụ được giao.
Nhận
thức rõ những khó khăn, thuận lợi cũng như nhiệm vụ nặng nề của Đảng, nhân dân
giao phó, yêu cầu bức xúc của GTVT phải đi trước một bước, Lãnh đạo ngành đã
kịp thời xây dựng, triển khai những nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết các
yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, vừa tạo cơ sở để ngành phát triển, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá quê hương, đó là:
+
Nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức từ Sở đến cơ sở, ổn định cuộc sống cho
CBCNV và gia đình từ Huế chuyển ra.
Ngày
10/7/1989, UBND tỉnh có Quyết định số 01/QĐ-UB thành lập Sở GTVT Quảng Trị gồm
4 phòng: Phòng Tổ chức – Hành chính, Kế hoạch - Quản lý giao thông, Quản lý vận
tải phương tiện và người lái, Kế toán tài vụ; đồng chí Nguyễn Xuân Hoà và đồng
chí Phan Sâm được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc và Phó Giám đốc Sở; Ngày
22/7/1989 UBND tỉnh có Quyết định số 62/QĐ-UB về việc thành lập các đơn vị hành
chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh trực thuộc Sở gồm:
1-
Công ty Xây dựng công trinhg giao thông được chuyển đổi từ Công ty Cầu đường 3
thuộc Xí nghiệp Liên hiệp công trình giao thông Bình Trị Thiên.
2-
Công ty Vận tải biển (nguyên là Công ty Vận tải thuỷ Bình Trị Thiên)
3-
Công ty Vận tải ôtô 1-5.
4-
Xí nghiệp Quản lý và sửa chữa đường bộ (nguyên là Xí nghiệp Quản lý và sửa chữa
đường bộ 3 Bình Trị Thiên).
5-
Xí nghiệp Khảo sát - Thiết kế giao thông.
6-
Đội Quản lý đường sông.
7-
Trường Đào tạo công nhân lái xe.
8-
Ban Quản lý dự án công trình giao thông.
Ngoài
ra, có 4 Xí nghiệp GTVT trực thuộc UBND các huyện, thị xã là:
1-
Xí nghiệp Quản lý sửa chữa đường bộ Bến Hải.
2-
Xí nghiệp Quản lý sửa chữa đường bộ Triệu Hải.
3-
Xí nghiệp GTVT Đông Hà.
4-
Xí nghiệp Giao thông Hướng Hoá.
+
Trên cơ sở kiện toàn tổ chức, Sở tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện Quyết
định 176 giải quyết chế độ hàng trăm lao động; đồng thời chăm lo phát triển các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia hoạt động trong lĩnh vực GTVT.
+
Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới GTVT tỉnh Quảng Trị đến năm 2000.
+
Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp và làm mới hệ thống kết cấu hạ
tầng cơ sở GTVT.
+
Phát động phong trào thi đua lập thành tích hoàn thành nhiệm vụ chính trị của
Ngành.
Nhờ
vậy, ngành GTVT Quảng Trị đã đạt được nhiều thành quả, bước đầu phục vụ đắc lực
cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng
trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư xây dựng cơ bản và bảo đảm giao
thông thông suốt trong mọi tình huống:
* Giai
đoạn 1989 – 1995:
Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ 11 năm 1991 đã xác định phương hướng,
nhiệm vụ của ngành GTVT Quảng Trị trong giai đoạn này la:
“Động viên và khai thác tốt các nguồn vốn,
thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tiếp tục xây dựng thêm cơ
sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Tiếp tục mở
rộng, nâng cấp Quốc lộ 1, Quốc lộ 9 và các tuyến đường liên huyện, liên xã, chú
trọng đường miền núi, miền biển. Hoàn thành xây dựng cầu Đông Hà, chuẩn bị đầu
tư xây dựng cầu Hiền Lương và các cầu quan trọng khác. Nâng cao hiệu quả sử
dụng luồng Đông Hà - Cửa Việt. Đề nghị Hội đồng Bộ trưởng và Bộ GTVT – BĐ
nghiên cứu phục hồi Cảng Cửa Việt...”.
Thực
hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ lần thứ 11, trong thời kỳ 1989 - 1995, Ngành tập
trung chỉ đạo xây dựng một số công trình cầu yếu trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9,
nâng cấp và làm mới một số tuyến đường ven biển, miền núi và đô thị; đồng thới
tích cực làm công tác chuẩn bị đầu tư cho một số công trình quan trọng cho kế
hoạch 5 năm 1996 – 2000.
Quốc
lộ 1: Xây dựng mới cầu Bến Đá có chiều dài 60m đưa vào sử dụng năm 1990; cầu
Diên Sanh II dài 72m hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1991; xây dựng cầu Đông Hà
dài 171m hoàn thành đưa vào sử dụng . Ngày 10/6/1994, Bộ trưởng Bộ GTVT Bùi
Danh Lưu và chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Bường đã cắt băng khánh thành
cầu; Ngành GTVT Quảng Trị là địa phương đầu tiên trong cả nước được Bộ cho đầu
tư lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa, sản phẩm đầu tiên là đã thi công nâng cấp
mặt đường bê tông nhựa đoạn đường từ Km 717 – Km 719 Quốc lộ 1A.
Trên tuyến Quốc lộ 9 đã đầu tư mở rộng nền
mặt bê tông nhựa đoạn qua thị xã Đông Hà dài 1,4km; xây dựng mới cầu Bông Kho
dài 24m đưa vào sử dụng năm 1992; xây dựng mới cầu Sa Mưu dài 45m, cầu Khe Xốm
dài 15m, cầu Sa La Man dài 24m và hoàn thành đưa vào sử dụng các cầu này trong
năm 1995.
Cũng
trong giai đoạn 1989 – 1995, đã đầu tư nâng cấp, làm mới và đưa vào sử dụng
nhiều tuyến đường và cầu cống trên các tuyến đường do địa phương quản lý như:
đường tỉnh 70 dài 9,5km, làm mới đường Tân Long – Lìa dài 12km, đường vào nhà
lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn dài 3,8km, nâng cấp 4,2km đường tỉnh 8. Năm
1992, đoàn cán bộ của tỉnh do đồng chí Ngô Tứ Linh, Uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng các ngành Kế hoạch, Giao thông vận
tải, Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND huyện Hướng Hoá... đã luồn rừng, lội suối đi
thực địa, xác định hướng tuyến cho tuyến đường Tà Rụt – La Lay. Năm 1993 công
trình đường Tà Rụt – La Lay dài 12,5km được khởi công xây dựng và đến 6/1995
thông xe và khai thông cửa khẩu La Lay nối Quảng Trị với tỉnh Sa La van - Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Năm 1996 tuyến đường này khởi công giai đoạn 2. Năm
1998 tuyến đường hoàn thành và được đưa vào sử dụng, mở ra hướng mới trong quan
hệ với các tỉnh bạn phía nam Lào qua cửa khẩu quốc gia La Lay. Hệ thống các
tuyến đường nội thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị cũng được đầu tư xây dựng
mới như đường Hùng Vương, Hàm Nghi, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo - thị xã
Đông Hà, đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng - thị xã Quảng Trị.
Một
số công trình cầu đường do huyện quản lý cũng được đầu tư xây dựng như đường
Hải An - Hải Khê dài 12km, cầu Nam Bộ dài 36m, đường Gio Hải dài 5km, đường thị
trấn Hồ Xá dài 2km, đường Trung Hải – Trung Giang dài 7,5km, cầu treo Tà Rụt
dài 96m và nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn.
Chỉ trong khoảng thời gian 5 năm, mạng
lưới hạ tầng GTVT đã có một bước phát triển đáng kể. Đã đầu tư nâng cấp xây
dựng mới 12 cầu các loại với chiều dài 849m, trong đó cầu vĩnh cửu bê tông cốt
thép 10 cái/648m, 2 cầu treo dài 201m; đầu tư nâng cấp, làm mới 14 tuyến đường
với chiều dài gần 77km. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình trên
là 58.530 triệu đồng (giá thời điểm năm 1995).
Song
song với các công việc trên, Nghành tích cực thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư
một số công trình có ý nghĩa quan trọng như: Cảng Cửa Việt, Quốc lộ 9 về cảng
Cửa Việt, cầu La La, chuẩn bị đầu tư hệ thống đường nội thị và nâng cấp hệ
thống đường tỉnh quản lý...
Ngày
20 tháng 5 năm 1995, công trình Cảng Cửa Việt giai đoạn 1 và đường về Cảng Cửa
Việt được khởi công xây dựng trong niềm hân hoan phấn khởi của nhân dân huyện
Gio Linh nói riêng và nhân dân Quảng Trị nói chung. Đây là 2 công trình có ý
nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nối
thông cửa khẩu quốc tế Lao Bảo qua trục hành lang kinh tế Đông Tây với Biển
Đông. Tuyến ngã tư Sòng - Cửa Việt dài
13,8kmtrở thành Quốc lộ 9 kéo dài từ Lao Bảo về Cảng Cửa Việt được xây dựng
theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng. Cảng Cửa Việt giai đoạn 1 được xây dựng
cho tàu có trọng tải 2.000 WDT ra vào với năng lực thông qua 200.000 tấn/năm.
Tỉnh nhà được lập lại, ngành
GTVT được giao trách nhiệm quản lý, duy tu, sửa chữa 4 tuyến Quốc lộ gồm: Quốc
lộ 1, Quốc lộ 9, Quốc lộ 14 và
Quốc lộ
15 với 262km và hơn 130km đường tỉnh; 73km đường sông trung ương gồm 2 tuyến
sông Hiéu, sông Thạch Hãn và 28km đường sông địa phương. Công tác bảo đảm giao
thông trên các tuyến đường luôn được coi trọng, nhiều công trình được sửa chữa
và làm mới như thay ván mặt cầu Hiền Lương do Công ty Công trình giao thông và
Xí nghiệp Quản lý và sửa chữa đường bộ thực hiện từ tháng 10/1989 và hoàn thành
sau một tháng thi công; các cầu Bến Đá, Diên Sanh, Đông Hà đều được xây dựng
hoàn thành theo đúng tiến độ quy định; thay thế nhiều cống tạm tole Âmco bằng
các loại cống bê tông cốt thép. Hệ thống các loại cọc tiêu, biển báo được bổ
sung ...
Do
đặc điểm địa hình và dưới tác động của thời tiết, khí hậu, Quảng Trị luôn phải
hứng chịu thiên tai, bão lụt. Những trận mưa lũ lớn kéo dài đã gây thiệt hại
nặng nề cho các công trình giao thông. Trong những năm từ 1989 đến 1995, nhất
là trong những năm 1990, 1993 và 1995, mưa lũ đã làm nhiều tuyến đường ở Triệu
Phong và Hải Lăng ngập sâu trong nước, nhiều đoạn ngập đến 2m, làm ách tắc giao
thông, mặt đường bị bong bật, sình lún, phát sinh ổ gà, hàng chục vạn mô đất
nền đường bị cuốn trôi... Đặc biệt là trên tuyến Quốc lộ 14, cơn bão số 5 từ
ngày 29 đến ngày 30/8/1990 và bão số 6 từ ngày 18 đến ngày 19/9/1990 đã làm sụt
ta luy dương ở km 14, đứt đường tại Km 18 và sụt núi ở Km 54 làm giao thông bị
ách tắc hoàn toàn với gần 200.000m3 đất, đá sụt và riêng tại KM 54,
trên 200m chiều dài đường bị cuốn trôi.
Năm
1993, đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 02 đến 05/11 đã làm sụt hơn 10.000m3
đất đá, gây ách tắc giao thông ở 6 điểm.
Năm
1995, mưa lũ lớn đã làm cầu Tà Lao bị trôi ngày 06/10/1995. Những đợt mưa lũ
lớn trong các tháng 11 và 12 tiếp tục làm đứt đường tại Km 17+800, xói trôi
trên 2/3 mặt đường và sạt lở nhiều điểm khác làm ách tắc giao thông toàn bộ
Quốc lộ 14.
Trước
tình hình thiệt hại nặng nề do lũ lụt và yêu cầu bảo đảm gioa thông trên các
tuyến đường, Ngành đã huy động toàn bộ lực lượng xe máy, nhân lực cho công tác
khắc phục hậu quả. Lực lượng xe máy, nhân lực của Công ty Xây dựng công trình
giao thông và Xí nghiệp Quản lý và sửa chữa đường bộ được huy động và tổ chức
làm việc liên tục. Lãnh đạo Ngành và các Phòng, Ban bám sát hiện trường, kịp
thời giải quyết công việc, động viên tinh thần, vật chất cho công nhân, cán bộ.
Vì vậy, mặc dù khối lượng công việc rất lớn, mặt bằng thi công khó khăn do bị
tắc đường không đưa máy móc thi công vào để triển khai nhiều mũi được, nhưng
với quyết tâm, sự chỉ đạo chặt chẽ và tinh thần lao động sáng tạo của tập thể
CBCNV trên công trường, chỉ sau một thời gian ngắn đã thông xe trên tuyến Quốc
lộ 14, việc sửa chữa khắc phục hậu quả lũ lụt cũng được tiến hành đồng thời
trên tất cả các tuyến đường của tỉnh.
* Giai đoạn 1996 – 2004:
Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII tiếp tục khẳng định:
“Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn để nhanh
chóng phục hồi và nâng cấp các tuyến đường Quốc gia trên địa bàn Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 9, Quốc lộ 14, Quốc lộ 15, đường Tà Rụt – La Lay, cầu Hiền Lương...,
nâng cấp hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ và đường nông thôn. Hoàn thành và đưa vào
sử dụng Cảng Cửa Việt giai đoạn 1, tiếp tục xây dựng giai đoạn 2, nghiên cứu
lập dự án phục hồi sân bay Ái Tử ...”.
“GTVT cần được tập trung nâng cấp và xây dựng
ở cả 4 tuyến, tạo thuận lợi giải phóng mặt bằng, tăng cường quản lý nhà nước để
đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nâng cấp Quốc lộ 1, Quốc l9, hoàn thành
đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 ở hai nhánh Đông và Tây vào năm 2002 theo kế
hoạch.
Nâng cấp, mở rộng và nhựa hoá cơ bản các tuyến
đường tỉnh. những năm đầu tập trung cho các tuyến đường bị ngâp lụt, tuyến vào
vùng kinh tế trọng điểm. Hoàn thành hệ thống đường trục chính thị xã Đông Hà,
Quảng trị, đường dọc 2 bờ sông Hiếu, từng bước nhựa hoá đường thị trấn, đường
trục huyện, xây dựng đường ôtô về đến trung tâm các xã còn lại, phát triển
GTVT. Tăng cường kiểm tra quản lý tốt luồng, tuyến, mở thêm tuyến mới đáp ứng
yêu cầu đi lại của nhân dân. Hoàn thành xây dựng cầu cảng số 2 Cảng Cửa Việt,
nâng cấp bến đậu Cảng Đông Hà, đảm bảo cho tàu 150 tấn – 200tấn ra vào thuận
lợi. Nghiên cứu khảo sát lập dự án xây dựng lại sân bay Ái Tử...”.
Đây
là giai đoạn mà mục tiêu của Ngành được xác định là phải phát triển cả về chiều
rộng lận chiều sâu hạ tầng GTVT.
Trên
Quốc lộ 1: Năm 1996, cầu Hiền Lương mới được khởi công xây dựng bằng công nghệ
đúc đẩy của Cộng hoà Liên bang Nga lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, cầu
có chiều dài 230m, rộng 11m được hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2000.
Năm
1997, Bộ GTVT cho phép khởi công xây dựng dự án khôi phục Quốc lộ 1 đoạn Vinh –
Đông Hà đoạn qua địa bàn Quảng Trị với chiều dài hơn 40km với quy mô đường cấp
3 đồng bằng. Năm 2000 công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng. Công tác giải
phóng mặt bằng (GPMB) được đặc biệt quan tâm. UBND tỉnh đã thành lập Ban GPMB
Quốc lộ 1 do đồng chí Nguyễn Minh Kỳ - Chủ tịch UBND Tỉnh làm Trưởng Ban, đồng
chí Hoàng Quang Vinh - Phó Giám đốc Sở làm Phó Ban thường trực và sử dụng bộ
máy Văn phòng Sở làm bộ phận giúp việc. Ban GPMB tỉnh đã thực hiện công tác
kiểm kê, đền bù và giải toả hàng ngàn hộ dân và bàn giao mặt bằng cho dự án
đúng tiến độ quy định.
Cầu
đường bộ Thạch Hãn mới, dài 264,45m, rộng 12,5m được khởi công xây dựng năm
2000 và đến cuối năm 2002 hoàn thành đưa vào sử dụng. Cầu do Ban Quản lý các dự
án 18 làm chủ đầu tư và Cienco 4 thi công. Ban GPMB Quốc lộ 1 tỉnh được giao
thêm công tác GPMB cầu Thạch Hãn đã thực hiện tốt công tác GPMB và bàn giao cho
dự án kịp tiến độ.
Trong
năm 2001, các dự án nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Đông Hà - Quảng Ngãi, nâng cấp các
đoạn ngập lụt nghiêm trọng từ Km 762+800 đến Km 764+054 được triển khai xây
dựng, Ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án 1 cho
mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị và thị trấn Ái Tử
theo quy hoạch mặt cắt ngang 37m với chiều dài hơn 5km. Cuối năm 2003, dự án hoàn
thành đưa vào sử dụng - Chuỗi đô thị Đông Hà - Ái Tử - Quảng Trị bước đầu hình
thành.
Đầu
năm 2004, Dự án WB3 nâng cấp đoạn ngập lụt từ Km 761+553 đến Km 762+410 được
triển khai và hoàn thành trong năm, cải tạo cơ bản đoạn tuyến này.
Các
cầu yếu trên Quốc lộ 9: Sa Mưu, Khe Xốm, Xalaman, cầu Bai...được khởi công từ
năm 1993 và đến đầu năm 1996 hoàn thành đưa vào sử dụng. Bộ GTVT đã đầu tư nâng
cấp Quốc lộ 9 giai đoạn 1 và hoàn thành năm 2001; tiếp tục đầu tư nâng cấp Quốc
lộ 9 giai đoạn 2, làm mới các cầu Đầu Mầu, cầu Khe van, cầu Rào Quán, cầu A
Trùm ..., sẽ hoàn thành vào cuối năm 2005 với quy mô đường cấp 3, là tuyến hành
lang kinh tế Đông – Tây nối Việt Nam – Lào – Thái Lan – Mianma và các nước
trong vùng, sẽ là tuyến đường trục quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung.Quốc lộ 9 kéo dài về Cảng Cửa Việt
giai đoạn 1 được khởi công trong năm 1995 và hoàn thành đường năm 1997 và Cảng
năm 1998 đã tạo tiền đề quan trọng cho việc mở cửa hành lang kinh tế Đông - Tây
ra Biển Đông, thúc đẩy kinh tế - xã hội Quảng Trị phát triển - tạo tiền đề sự
hình thành đô thị Bắc Cửa Việt.
Trên
tuyến Quốc lộ 14, ngoài việc tiếp tục khắc phục hậu quả lũ lụt, Ngành triên
khai xây dựng mới cầu Tà Lao bị trôi tháng 10/1995, cầu A Cho và hoàn thành đưa
vào sử dụng tháng 8/2001. Trong quá trình thi công khắc phục hậu quả do bão lụt
gây ra, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng lao động dũng cảm của CBCNV Đoạn QLĐB
2 và các đơn vị tham gia thi công. Điển hình là gương công nhân lái máy DT 75
Đào Duy Thạnh đã dũng cảm, sáng tạo đưa được máy qua đoạn sụt lỡ, tạo thêm mũi
thi công, rút ngắn thới gian thông đường. Công nhân Đào Duy Thạnh đã được đồng
chí Hoàng Quang Vinh – Giám đốc Sở khen thưởng tại công trường.
Vào
lúc 9h45’ ngày 25/02/1999, cầu treo Đăkrông bị sụp sau 23 năm sử dụng nhưng
không gây thiệt hại về người và phương tiện. Đến ngày 27/02/1999 đoàn kiểm tra
của Bộ GTVT do Thứ trưởng thường trực Phạm Quang Tuyến dẫn đầu và Sở GTVT Quảng
Trị đã có mặt tại hiện trường kiểm tra và xác định chủ trương làm cầu tạm, bảo
đảm giao thông, đồng thời kiểm tra công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cầu mới.
Thực hiện chủ trương của Bộ GTVT, Sở đã tập trung lực lượng các đơn vị trong
Ngành khẩn trương thi công cầu tạm bảo đảm giao thông. Cầu tạm đợt 1 do Công ty
CTGT Quảng Trị và Đoạn Quản lý đường bộ 2 Quảng Trị phối hợp thi công, hoàn
thành thông xe ngày 07/3/1999. Do lũ lụt, cầu tạm bị trôi phải làm đi làm lại
lần thứ ba.
Ngày 22/4/1999 Bộ GTVT Quyết
định cho xây dựng lại cầu Đăkrông. Cầu Đăkrông mới xây dựng có chiều dài
173,9m, rộng 9m, tải trọng H18 - XB 60 với dạng cầu treo dây văng. Đây là cầu
treo dây văng đầu tiên do ngành GTVT Việt Nam thiết kế thi công. Tổng công ty
Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) được giao nhiệm vụ thiết kế và Cienco 4 chỉ định
thi công.
Ngày
16/5/2000, cầu treo Đăkrông hoàn thành đúng dịp Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh lễ thông xe được tổ chức long trọng trong niềm phấn khởi
của nhân dân và niềm tự hào của những người thợ cầu. Xét thành tích đảm bảo
giao thông và xây dựng cầu Đakrông, Bộ GTVT đã đã tặng cờ thưởng đơn vị thi đua
xuất sắc cho tập thể CBCNV ngành GTVT Quảng Trị.
Năm
2002, các tuyến Quốc lộ 14, Quốc lộ 15 và đường tỉnh Khe Sanh - Hướng Phùng
được ngành GTVT Quảng Trị bàn giao cho Ban QLDA đường Hồ Chí Minh để đàu tư,
nâng cáp mở rộng với tên gọi đường Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh qua địa bàn
Quảng Trị được chia làm 2 nhánh: nhánh Đông dựa trên tuyến Quốc lộ 15 cũ từ Km
638 đến Km 680, dài 42Km; nhánh Tây gồm 2 đoạn: đoạn 1 từ ranh giới Quảng Bình
với Quảng Trị - Km 179 đến Tân Độ (Hướng Hoá), đoạn 2 dựa trên tuyến Quốc lộ 14
cũ từ cầu Đăkrông - Km 257 đến Tà rụt - Km 321 cả 2 đoạn dài 142Km. Tổng chiều
dài đường Hồ Chí Minh qua Quảng Trị là 184km
được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi. Đến cuối năm 2004, đường
Hồ Chí Minh cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngành GTVT Quảng Trị đã tham
gia tích cực vào công tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng. Liên danh đường Hồ Chí
Minh Quảng Trị được hình thành từ 3 đơn vị gồm: Công ty CTGT Quảng Trị, Đoạn
QLĐB 1, Đoạn QLĐB 2 đảm nhận thi công từ đoạn 236 đến Km 242 dài 6km và 2,3km
trên tuyến đường tỉnh 7 được Bộ GTVT đưa và danh mục nâng cấp đường ngang đường
Hồ Chí Minh.
Năm
1999 hoàn thành xây dựng tuyến đường Hồ Xá - Cạp Lài dài 16,5km; Tuyến Tân Long
- Lìa được khởi công từ năm 1994 và được đầu tư kéo dài toàn bộ 38km, trong đó
mặt đường đá dăm nhựa dài 30km đã có tác động tích cực cho việc phát triển kinh
tế - xã hộ vùng Tây - Nam Hướng Hoá, giữ gìn An ninh - quốc phòng vùng biên
giới. Nhiều tuyến đường tỉnh được nhựa hoá cơ bản như đường Lâm - Sơn - Thuỷ
dài 7km, đường 75 Tây dài 12km, đường 75 Đông dài 10km, đường 64 dài 19,5km, đường 68 dài 23km, đường 74 dài 10km,
đường 11 dài 10,8km, đường nối Quốc lộ 1 đi Hải Xuân dài 8km....
Các
cầu lớn trên các tuyến đường quan trọng cũng được đầu tư xây dựng và hoàn thành
trong giai đoàn này: cầu La La dài 100m bằng dầm bê tông cốt thép dự ứng lực;
cầu Phúc Lâm dài 48, dầm bê tông cốt thép; cầu Cam Tuyền dài 175m, bằng dầm bê
tông cốt thép dự ứng lực, nhịp 33m; cầu Cửa Tùng dài 461m, có 3 nhịp lớn ở giữa
cầu dài 105m, cầu được áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến, hạ bộ cọc khoan
nhồi đường kính 1,5m dài đến 64m, dầm đúc hẫng cân bằng đối xứng, được khởi
công xây dựng từ cuối năm 2003, dự kiến cuối năm 2005 sẽ thông xe kỹ thuật.
Cầu cảng số 2 Cảng Cửa Việt được đầu tư
xây dựng và hoàn thành cuối năm 2001, hàng hoá qua Cảng năm cao nhất đạt
190.000T/năm (năm 2002).
Đã vĩnh cửu hoá hệ thống cầu yếu trên tất
cả các tuyến đường Tỉnh như các cầu Hạnh Phúc dài 15m, cầu Châu Thị dài 110m,
cầu Cổ Luỹ dài 18m, cầu Phương Lang dài 16m, cầu Ngô Xá dài 9m, cầu Tam Hữu dài
9m, cầu Ba Bến dài 72m , cầu An Tiêm dài 123m, cầu Quảng Lượng dài 9m, cầu Đại
Hoà dài 6m, cầu Mỹ Lộc dài 48m, làm mới cầu An Mô qua sông Thạch hãn dài 230m,
cầu treo sông Hiếu dài 105m.... Tổng số đã vĩnh cửu hoá được 13 cầu/770m.
Nhiều
tuyến đường ở nội thị 2 Thị xã Đông Hà và Quảng trị cũng được đầu tư và nâng
cấp mở rộng, xây dựng mới: đường Hùng Vương (Đoạn Bưu điện đến Nhà văn hoá
trung tâm được đầu tư và xây dựng từ năm 1990) kéo dài đến đường 9D dài 3km;
đường Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hàm Nghi, Đào Duy
Từ, Hoàng Diệu, Bà Triệu, Thanh Niên, Đặng Dung, Kim Đồng, Thành Cổ...ở thị xã
Đông Hà và các đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Thị Lý, Lý
Thái Tổ... Trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2004 đã nhựa hoá hơn 40Km đường ở
2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị.